Thủ tục nhập trạch lấy ngày là lễ cúng, báo cáo với thần linh, tổ tiên, thổ địa về việc thay đổi chỗ ở của tất cả thành viên trong gia đình. Đây là một trong những nghi thức quan trọng không thể thiếu để cầu bình an, tài vận và tránh điềm xấu của gia đình Việt.
Ý nghĩa của thủ tục nhập trạch lấy ngày
Văn hóa dân gian từ thời xa xưa đã thể hiện niềm tin thiêng liêng, ước mơ của con người và được lưu giữ cho tới ngày nay. Thủ tục nhập trạch lấy ngày cũng là một trong số đó. Được xem là nét văn hóa truyền thống lâu đời, lễ nhập trạch lấy ngày thể hiện được rất nhiều ý nghĩa như:
Cầu may mắn
Về nhà mới cũng như sắp đón nhận một cuộc sống mới. Để cuộc sống của các thành viên trong gia đình hạnh phúc, thủ tục nhập trạch lấy ngày như lễ khấn vái thần linh, tổ tiên có thể phù hộ, mang những điều tốt đẹp đến cho gia đình.
Thủ tục về nhà mới lấy ngày để đón nhận những điều tốt đẹp, giúp gia chủ thuận lợi trong công việc, chuyện làm ăn, buôn bán được diễn ra suôn sẻ.
Thuận lợi, bình an trong cuộc sống
Được xem là một nghi thức phong thủy quan trọng không thể thiếu, thủ tục nhập trạch lấy ngày giúp cho các thành viên tránh được bệnh tật, vượt qua khó khăn.
Nhập trạch lấy ngày còn là một nghi lễ giúp cho cuộc sống trở nên bình yên, tránh những việc xui xẻo. Người xưa tin rằng khi khấn vái, thần linh, tổ tiên sẽ nhìn thấy mà phù hộ.
Không vi phạm, bị quở trách
Việc dọn nhà mới lấy ngày mà không chuẩn bị lễ nghi, cúng vái, người xưa tin rằng đây là hành vi thiếu sự kính trọng với tổ tiên và bề trên nên dễ bị quở trách. Thủ tục nhập trạch lấy ngày được công nhận như một giá trị thiêng liêng, báo cáo, xin phép tổ tiên, thần linh về việc thay đổi nơi ở.
Mâm lễ nhập trạch lấy ngày gồm những gì?
Để thủ tục về nhà mới lấy ngày được diễn ra một cách thuận lợi, gia chủ và các thành viên trong gia đình cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trái cây, mâm ngũ quả
Gia chủ cần chuẩn bị 5 loại trái cây khác nhau và trưng bày theo số lẻ. Tất cả phải được lựa chọn kỹ càng, không hư, không dập nát để trình lên tổ tiên, thần linh, thể hiện sự kính trọng, mong muốn được bình an, hạnh phúc.
Nhang, đèn, hương, hoa
Nhang, đèn, hương, hoa được xem là yếu tố không thể thiếu trong các lễ cầu cúng. Trong thủ tục nhập trạch lấy ngày, những yếu tố này cũng không phải là ngoại lệ. Gia chủ cần chuẩn bị: 1 bó nhang, 1 cây đèn đỏ, 1 bình hoa, 3 miếng trầu, 1 đĩa muối gạo và 3 chén nước.
Gia chủ có thể chọn hoa theo mùa như: hoa ly, hoa cúc, hoa sen,…. Cần lưu ý rằng, hoa cắm vào lọ phải có số lượng lẻ.
Món ăn chay – mặn
Món chay hay mặn chuẩn bị cho thủ tục nhập trạch lấy ngày tùy thuộc theo tâm ý của gia chủ. Với những món mặn, gia chủ có thể làm như sau: 1 bộ tam sinh (1 miếng thịt luộc, 1 trứng vịt luộc và 1 tôm luộc), 1 gà luộc để nguyên con, xôi, 3 chén trà, 3 chén rượu,….
Để thể hiện tâm ý, gia chủ cũng có thể làm thêm các món xào, món canh, kèm theo các loại rau củ,…
Thủ tục làm lễ cúng dọn về nhà mới lấy ngày
Thủ tục nhập trạch lấy ngày bao gồm các bước dưới đây, gia chủ cần tuân thủ để có thể cầu an một cách thuận lợi, tạo may mắn, phước lành trong cuộc sống:
Bước 1: Chuẩn bị
Hãy đảm bảo rằng, dọn về nhà mới lấy ngày, tất cả đồ cúng: mâm ngũ quả, nhang, đèn, món cúng phải lựa chọn kỹ càng, không hư thối, dập nát. Mọi thứ đều phải được mua mới để thể hiện một tâm thế sẵn sàng, chào đón những điều tốt đẹp.
Bước 2: Xin chuyển bàn thờ
Không thể bỏ qua bước này trong thủ tục nhập trạch lấy ngày, bởi điều này tượng trưng cho sự kính trọng đối với tổ tiên, thần linh. Thực hiện bằng cách đến ngày hoàng đạo, gia chủ làm lễ khấn, lau chùi cẩn thận và xin bốc bát hương sang nhà mới.
Bước 3: Làm thủ tục về nhà mới
Ở bước này, gia chủ cần đặt một lò than trước nhà mới và để không khí xung quanh ngôi nhà trở nên sáng sủa, thoáng mát bằng cách bật đèn, mở cửa rộng. Sau đó để người nam cầm bát hương bước qua lò than.
Bài văn khấn nhập trạch chuẩn nhất
Thủ tục nhập trạch lấy ngày không thể thiếu bài văn khấn. Đây chính là văn bản cầu an, may mắn, phước lộc cho gia đình khi về nhà mới. Gia chủ cần đọc và khấn một cách thành tâm.
Gia chủ phải điền đầy đủ thông tin ngày, tháng, năm, tên, địa chỉ để việc khấn vái được diễn ra thuận lợi và chính xác nhất.
Cần lưu ý những gì khi làm lễ cúng về nhà mới lấy ngày?
Ngoài việc chuẩn bị đủ thủ tục, gia chủ và các thành viên trong gia đình cần lưu ý những điều sau:
- Tạo không khí vui vẻ, tránh cãi vã trong ngày lễ và khoảng thời gian dọn về nhà mới.
- Chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết và thành tâm khấn vái.
- Để nhà cửa sáng sủa, rộng rãi, thoáng mát.
- Lễ nên diễn ra vào buổi sáng hoặc trưa.
- Không nên vào nhà mới lấy ngày làm lễ với tay không, vì điều này tạo cảm giác thiếu thốn.
- Gia chủ cần ngủ lại một đêm để ngôi nhà không bị trống vắng.
Có thể thấy, thủ tục nhập trạch lấy ngày là nghi lễ, phong tục không thể thiếu khi về nhà mới. Gia chủ phải kỹ càng từ khâu chuẩn bị cho đến làm lễ để cầu an, yên, may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống cho gia đình về sau. Đồng thời, muốn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, gia chủ cần tìm đến một đơn vị môi giới uy tín để tư vấn kỹ càng.