Bố mẹ bán đất có cần chữ ký của con không mới nhất? Không đăng ký biến động đất đai khi sang tên sổ đỏ cho con năm 2023 bị phạt bao nhiêu tiền? Đây là những câu hỏi mà BannhaTanBinh được nhận trong thời gian qua, qua bài viết dưới đây, BannhaTanBinh sẽ giải đáp thắc mắc trên của quý khách như sau:
Không đăng ký biến động đất đai khi sang tên sổ đỏ cho con 2023 bị phạt bao nhiêu tiền?
Chị Hà An (Đồng Nai) có câu hỏi như sau: “Chào BannhaTanBinh, cách đây 03 tháng tôi có làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho con trai tôi 25 tuổi, tôi có đến UBND xã để công chứng hợp đồng tặng cho, sau đó tôi được hướng dẫn nên tiến hành làm thủ tục đăng ký biến động sau khi công chứng. Sau khi đi công chứng về thì tôi gặp tai nạn, phải nhập viện đến nay đã 03 tháng, tôi muốn hỏi nếu đăng ký biến động trễ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Cảm ơn”
Chào chị Hà An, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của chị, BannhaTanBinh xin được tư vấn như sau:
– Đối với khu vực nông thôn: trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá hạn mà không tiến hành đăng ký biến động thì bị phạt 01 – 03 triệu đồng; phạt 02 – 05 triệu đồng nếu quá 24 tháng kể từ ngày quá hạn đăng ký biến động.
– Đối với khu vực đô thị thì mức xử phạt là gấp 02 lần mức phạt tại khu vực nông thôn.
– Ngoài ra, người sử dụng đất phải tiến hành thủ tục đăng ký biến động.
Lưu ý: Người sử dụng đất được xem là vi phạm khi hợp đồng tặng cho đã được công chứng chứng thực, vì khi đó mới phát sinh sự biến động đất đai.
Trường hợp của chị Hà An vẫn đang trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá hạn thì mức phạt có thể dao động từ 01- 03 triệu đồng hoặc gấp 02 lần tùy vào khu vực có bất động sản. Như vậy, mức phạt đối với hành vi không đăng ký biến động đất đai sau khi công chứng thực hợp đồng tặng cho trong thời hạn quy định sẽ tùy vào khu vực bất động sản tọa lạc và tùy vào thời gian trễ quá hạn mà người sử dụng đất phải nộp các mức phí khác nhau.
Bố mẹ bán đất có cần chữ ký của con không mới nhất?
Chị Lan Anh (Bến Tre) có câu hỏi như sau: Bố mẹ tôi có một mảnh đất là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khoảng 100m2, sau khi bố mất mẹ đã sang tên sổ đỏ cho mẹ đứng tên, tất cả các thành viên trong gia đình đều đồng ý với việc để mẹ đứng tên toàn bộ mảnh đất, mẹ có nói sẽ để lại cho các anh em trong nhà mỗi người một phần đều nhau, cụ thể anh trai và tôi mỗi người được 50m2, tuy nhiên sổ đỏ trước đó đã được thế chấp ngân hàng và vẫn còn nợ một ít nên mẹ tôi phải bán đi khoảng 30m2 đất để trả nợ ngân hàng và lấy sổ đỏ ra, nhưng anh trai tôi một mực không đồng ý và nói là sẽ không đồng ý bán, nếu mẹ tôi vẫn bán cho người ta thì phải đền cọc. Tôi muốn hỏi việc mẹ tôi bán đi 30m2 đất đó là đúng hay sai, và có cần hỏi ý kiến các con không?
Giải đáp:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 là chứng thư có giá trị pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Xét về quyền sở hữu, theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt.
Trong trường hợp của của chị Lan Anh có hai khả năng có thể xảy ra như sau:
- Trường hợp 1: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên riêng của mẹ chị
Theo chị Lan Anh trình bày, giấy chứng nhận hiện đang đứng tên của mẹ chị và các thành viên trong gia đình đều đồng ý với việc này. Như vậy, mẹ chị Lan Anhlà chủ sở hữu hợp pháp đối với phần tài sản này, mẹ chị sẽ có toàn quyền đối với mảnh đất bao gồm: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, vì vậy việc mẹ chị thi bán mảnh đất cũng không phải hỏi ý kiến của bất kỳ ai.
- Trường hợp 2: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình
Căn cứ khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những cá nhân có cùng quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, quan hệ hôn nhân theo quy định đang chung sống và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, hoặc được nhận chuyển nhượng. Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hợp đồng, văn bản, giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải được những người có tên trên giấy chứng nhận ký tên.
Theo đó, nếu giấy chứng nhận đứng tên có cụm từ hộ gia đình thì quyền sở hữu của các thành viên trong gia đình là như nhau, tất cả mọi người đều có quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt đối với phần tài sản, thì khi mẹ chị Thi muốn bán đất cần phải có sự đồng ý bằng văn bản từ các thành viên còn lại trong gia đình thì giao dịch mới được xem là hợp pháp.
Tuy nhiên các trường hợp trên là khi mẹ chị Lan Anh chưa thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ cho chị và anh trai, nếu đã thực hiện thủ tục sang tên, điều này có nghĩa là đã hoàn tất việc đăng ký chuyển quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền thì việc chuyển giao đất đã có hiệu lực, lúc này chủ sở hữu hợp pháp đối với phần đất sẽ tùy vào phần diện tích đã được chuyển giao và cấp giấy chứng nhận, nên mẹ chị sẽ không có quyền định đoạt đối với phần đất do chị Lan Anh và anh trai đứng tên và cũng không được bán khi chưa được chị hoặc anh trai chị đồng ý.
Như vậy, trường hợp của chị Lan Anh rơi vào trường hợp 1, đồng nghĩa với việc mẹ chị Lan Anh có toàn quyền định đoạt đối với phần đất và khi bán cũng không phải hỏi ý kiến các con.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về thủ tục sang tên sổ đỏ cho con 2023 và một số vấn đề có liên quan như bố mẹ bán đất có cần chữ ký của con không hay không đăng ký biến động đất đai bị phạt bao nhiêu tiền năm 2023, khách hàng nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến việc sang tên sổ đỏ cho con 2023 hãy liên hệ BannhaTanBinh qua số điện thoại 0989 19 98 98 để được hỗ trợ.
>> Xem thêm bài viết: Thủ tục sang tên sổ đỏ cho con năm 2023?
>> Xem thêm bài viết: Điều kiện sang tên sổ đỏ cho con năm 2023?