Cách xem sơ đồ thửa đất được thực hiện khi bạn có một trong hai loại giấy tờ là Sổ đỏ hoặc Sổ hồng. Tiếp đến, bạn cần đọc được những nội dung trong giấy gồm: thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, diện tích đất đai và sơ đồ thửa đất. Việc này giúp bạn nắm được các thông tin cơ bản về tình trạng đất, tránh những tranh chấp đất đai sau này. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về cách xem sơ đồ thửa đất trong bài viết dưới đây nhé!
Vì sao cần biết cách xem sơ đồ thửa đất?
Biết cách xem sơ đồ thửa đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những việc làm quan trọng trước khi mua bán đất đai hay còn gọi là bất động sản. Đây là điều mà các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện vì nó có những ý nghĩa như sau:
- Tránh được thua thiệt khi có tranh chấp đất đai trong quá trình sử dụng đất đai, nhà cửa. Đó là lý do bạn nên biết cách xem sơ đồ thửa đất đúng chuẩn.
- Chọn được các vị trí đất, nhà cửa phù hợp. Đồng thời, việc này còn giúp bạn có thể gia tăng giá trị và có khả năng phát triển trong tương lai.
- Sử dụng bất động sản đúng mục đích, đảm bảo không vi phạm pháp luật trong thời gian dài. Đây là điều mà bạn sẽ biết được khi có cách xem sơ đồ thửa đất chính xác.
- Tránh bị lừa bởi người môi giới bất động sản và mua đất không đúng mục đích sử dụng. Điều này sẽ gây ra sự lãng phí trong việc chuyển đổi về sau. Đó chính là lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi biết cách xem sơ đồ thửa đất.
- Chọn được vị trí đắc địa, phù hợp cho việc làm ăn, buôn bán (nếu có). Tránh mua phải những miếng đất nằm trong dự án quy hoạch, giải tỏa. Đây là một trong những lợi ích to lớn khi biết cách xem sơ đồ thửa đất.
Cách xem sơ đồ thửa đất, quyền sử dụng đất
Dưới đây là những kinh nghiệm về cách xem sơ đồ thửa đất mà bạn có thể tham khảo:
Đầu tiên, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm Sổ hồng và Sổ đỏ. Nếu sở hữu một trong hai loại giấy tờ này, bạn có thể tự xem được sơ đồ thửa đất. Vậy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Đây là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản đất và các tài sản gắn liền trên khu vực đất đó theo quy định của pháp luật.
Những nội dung cơ bản trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần nắm để biết cách xem sơ đồ thửa đất gồm:
- Thửa đất số: Là số hiệu của thửa đất trên mảnh bản đồ địa chính trong địa phương, theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tờ bản đồ số: Số thứ tự tại bản đồ địa chính có thửa đất được cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi cụ thể của từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Địa chỉ thửa đất: Ghi thông tin tên điểm dân cư như: thôn, xã, làng, số nhà, số đường phố,… thuộc những cấp chính quyền quản lý thửa đất đó.
- Diện tích đất đai: Là số liệu về diện tích được sử dụng, theo đơn vị là mét vuông (m²) và được làm tròn đến 1 chữ số thập phân.
- Sơ đồ thửa đất: Hình ảnh minh họa đất thu nhỏ được in trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giúp người sử dụng đất dễ hình dung. Đây là thông tin để bạn có xem sơ đồ thửa đất hiệu quả.
Cách vẽ sơ đồ thửa đất
Ngoài cách xem sơ đồ thửa đất, bạn cần biết vẽ sơ đồ thửa đất. Muốn vẽ sơ đồ này, bạn có thể dùng phần mềm Famis. Đây là phần mềm cung cấp chức năng tạo các bản đồ thửa đất theo mẫu quy định của Tổng cục Địa chính. Bên cạnh đó, nó còn tạo các loại hồ sơ khác của thửa đất như:
- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
- Trích lục của thửa đất.
- Giấy chứng nhận.
- Hồ sơ có tuyến đường quy hoạch đi qua, tính diện tích bị mất khi làm đường, hành lang.
Bạn có thể download phần mềm Famis 2015 tại:
Những thửa đất được chọn là từng thửa theo con trỏ hoặc trong một vùng được người dùng định nghĩa. Sau khi tạo xong, bạn có thể:
- Hiển thị sơ đồ dưới dạng file đồ họa trên màn hình.
- Ghi lại thành file đồ họa DGN mới, tên file do người dùng tự đặt.
- In trực tiếp từ máy in hoặc máy vẽ.
Cách đọc sơ đồ thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Để biết cách xem sơ đồ thửa đất, bạn cần đọc được các thông tin trong sơ đồ. Đây là một trong những nội dung khó đọc và khó hiểu nhất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn biết cách xem sơ đồ thửa đất chính xác:
Nội dung sơ đồ thửa đất
- Hình dáng, hình thể của mảnh đất theo chiều ngang và chiều dọc.
- Số hiệu trên thửa đất hoặc tên công trình gần kề như cầu cống, đường sá theo hướng Bắc – Nam.
- Mốc giới, chỉ giới theo quy hoạch sử dụng đất, cũng như hành lang bảo vệ công trình trên mảnh đất, diện tích đất lưu không xung quanh thể hiện ở nét kẻ đứt kèm chú thích. Đây là điều bạn cần lưu ý khi được hướng dẫn cách xem sơ đồ thửa đất.
Trường hợp mảnh đất là hợp nhất của các mảnh đất khác nhau, có thời gian dùng khác nhau cũng sẽ thể hiện bằng đường kẻ đứt quãng và ghi chú rõ ràng. Đây là điều cần lưu ý khi bạn học cách xem sơ đồ thửa đất.
Hình thức sử dụng đất
Để có thể sử dụng đất một cách hợp pháp, bạn cần biết cách xem sơ đồ thửa đất. Lúc này, bạn phải biết hình thức sử dụng đất là gì để dùng đúng mục đích, không vi phạm pháp luật. Dưới đây là quyền, thời gian sử dụng đất được chia thành những trường hợp, bạn nên lưu tâm khi được chỉ cách xem sơ đồ thửa đất.
- Sử dụng riêng: Các mảnh đất thuộc quyền sở hữu của một hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc cơ sở tôn giáo.
- Sử dụng chung: Mảnh đất có từ 2 người đứng tên trở lên.
- Số liệu về diện tích đất kèm theo trong việc sử dụng chung và riêng: Được ghi vào các mảnh đất kết hợp với đất dùng để ở, đất nông nghiệp, đất ao hồ. Đây là cách xem sơ đồ thửa đất bạn nên biết.
Cách xem này còn giúp bạn biết được các hình thức sử dụng đất. Trong hình thức sử dụng gồm các nhóm đất khác nhau như: đất phi nông nghiệp, nông nghiệp và thổ cư. Đây là điều bạn cần để ý khi học cách xem sơ đồ thửa đất. Theo đó, thời gian sử dụng đất sẽ được quy định cụ thể trên hồ sơ thửa đất như sau:
- Đất để ở lâu dài.
- Đất có thời gian sử dụng từ ngày nào đến ngày nào.
- Nhà nước giao đất cho người dân không thu tiền sử dụng đất.
- Nhà nước giao đất cho người dân có thu tiền sử dụng đất.
- Nhà nước cho người dân thuê đất trả tiền một lần.
- Nhà nước cho người dân thuê trả tiền mỗi năm.
- Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất.
- Thuê đất trả tiền một lần đối với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp,…
- Thuê đất trả tiền mỗi năm đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp,…
Cách đọc Sổ đỏ mẫu hiện hành
Trang 1: Thông tin người đứng trên sổ
Xem mảnh đất cấp cho cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức tại Điều 5, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn với đất, được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Một lưu ý nhỏ đối với việc cấp sổ cho hộ gia đình: Kể từ ngày 05/12/2017, theo quy định tại Thông tư 53/2017/TT-BTNMT sẽ không ghi tên thành viên của hộ gia đình trên sổ nữa, mà chỉ ghi tên chủ hộ.
Trang 2
- Xem thông tin thửa đất theo những phần sau:
- Xem địa chỉ của mảnh đất.
- Xác định phần diện tích được công nhận và sử dụng. Những phần diện tích không được công nhận thường là đất do lấn chiếm hoặc diện tích đất lưu không.
- Xác định kích thước các cạnh dựa vào bản vẽ hiện trạng trên sổ. Kích thước được ghi trực tiếp trên cạnh hoặc căn cứ vào khoảng cách giữa các điểm.
- Xác định mục đích sử dụng: đất trồng cây lâu năm, đất thổ cư, đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp,… Trường hợp muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải làm thủ tục.
- Xác định diện tích sử dụng hoặc lối đi chung.
- Xác định thời hạn sử dụng đất: lâu dài hay thời hạn tới năm bao nhiêu. Trường hợp có thời hạn thì khi hết thời hạn, chủ đất phải tiến hành thủ tục gia hạn sử dụng. Thời hạn ghi trên sổ hết thì chủ đất không thể tiếp tục thực hiện giao dịch hay chuyển nhượng.
- Xác định hướng mảnh đất: Mũi tên chỉ hướng Bắc, bên phải là Đông, bên trái là Tây.
- Xác định tài sản đi kèm với đất: Điền tại ô “Công trình xây dựng khác”.
- Xác định số thửa đất và số tờ bản đồ.
- Xác định nguồn gốc để sử dụng đất: Đối với đất ở thì ghi “Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất”. Còn với đất trồng cây hàng năm thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất”.
Để biết rõ thông tin chi tiết, xem tại Điều 6, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
- Thông tin nhà ở
Xem thông tin nhà ở, hiểu được những ghi chép và ký hiệu về nhà ở là cách xem Sổ đỏ hiệu quả như:
- Địa chỉ nhà dùng để ở.
- Diện tích đất xây dựng: Diện tích mà ngôi nhà được xây trên mảnh đất đó.
- Diện tích sàn: Là diện tích mặt bằng xây dựng. Trường hợp xây đủ: Diện tích sàn = Diện tích xây dựng x Số tầng.
- Kết cấu của nhà: tường gạch, bê tông, mái tôn, gỗ,…
- Cấp (hạng): cấp 2, cấp 3 hoặc cấp 4.
- Số tầng.
- Bản vẽ của ngôi nhà: Nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh thường sẽ cập nhật đầy đủ và chi tiết hơn trong mục này.
Bạn có thể xem chi tiết phần này tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
Trang 3, 4
(1) Xem thông tin quy hoạch
- Xem thông tin quy hoạch tại phần ghi chú, gồm việc bị thu hồi có được đền bù không.
- Xác định phần diện tích nằm trong quy hoạch bằng việc căn cứ vào hình sơ đồ thửa đất.
- Xem thông tin quy hoạch dựa vào tọa độ và phần mềm.
- Xem các thông tin biến động. Thông thường, thông tin này được cập nhật tại phần IV. Nếu chưa có ghi chép nghĩa là chưa có biến động, chưa chuyển nhượng cho ai, tính từ thời điểm cấp sổ gần nhất.
- Xem thông tin bị hạn chế quyền.
- Xem sổ có bị hạn chế chuyển nhượng hay không.
- Xem sổ có nợ nghĩa vụ tài chính. Nếu bị vấn đề này thì không thể sang nhượng hoặc vay thế chấp ngân hàng.
- Cơ quan cấp Giấy chứng nhận: Có thể là quận, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp mua nhà đất và cập nhật tên lên sổ, cơ quan cấp thường là Văn phòng đăng ký đất đai. Thêm vào đó, con dấu cũng của Văn phòng đăng ký đất đai. Ngoài ra, phía cơ quan cấp Giấy chứng nhận không có quyền quyết định giá trị tài sản.
Thông thường, phần này sẽ ghi nhận chuyển nhượng từ Giấy chứng nhận nào, khi nào, cơ quan nào cấp. Trường hợp biến động sang tên thì sẽ đổi sổ luôn.
(2) Các thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận được ghi ở phần IV
- Thông tin thay đổi về chủ sở hữu.
- Thông tin thay đổi về mục đích sử dụng đất.
- Thông tin về tình trạng hiện tại của nghĩa vụ tài chính, gồm cả việc nợ thuế.
- Thông tin đính chính Giấy chứng nhận.
- Thông tin về tình trạng thế chấp làm tài sản đảm bảo.
Xem thêm:
Qua bài viết trên, Bán nhà Tân Bình hy vọng bạn đã biết cách xem sơ đồ thửa đất, cũng như cách đọc Sổ đỏ. Việc này sẽ giúp bạn nắm rõ về tình trạng, cách sử dụng đất để tránh vi phạm pháp luật hiện hành.