Sang tên sổ đỏ cho con năm 2023 là một thuật ngữ rất phổ biến trong đời sống, do đó có rất nhiều bố mẹ thắc mắc về điều kiện sang tên sổ đỏ cho con năm 2023 là điều kiện gì? Qua bài viết này, BannhaTanBinh sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến điều kiện sang tên sổ đỏ cho con năm 2023 cũng như giải đáp một số câu hỏi thường gặp. Nếu bạn đọc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ BannhaTanBinh 0989 19 98 98 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Điều kiện sang tên sổ đỏ cho con năm 2023 là gì?
Điều kiện sang tên sổ đỏ cho con năm 2023 đối với bố mẹ:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, để tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ, cha mẹ cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Không có tranh chấp trên đất;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên đảm bảo thi hành án;
- Đất trong thời hạn sử dụng.
Điều kiện sang tên sổ đỏ cho con năm 2023 đối với con:
Bên cạnh các điều kiện mà cha mẹ phải đáp ứng thì con cái người nhận chuyển giao cũng cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định, cụ thể là không thuộc các trường hợp tại Điều 191 Luật Đất đai 2013:
- Cá nhân không nhận tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi pháp luật không cho phép
- Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được phép nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa
- Cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Như vậy, về cơ bản, để có thể thực hiện thủ tục chuyển giao đất, cả cha mẹ và con cái đều phải đáp ứng các điều kiện theo luật định, không thuộc các trường hợp mà pháp luật luật không cho phép.
Có thể sang tên sổ đỏ cho con bằng lời nói không?
Anh Long (Long An) có câu hỏi thắc mắc gửi đến BannhaTanBinh như sau: “Vợ chồng tôi kết hôn đã lâu có một con trai 27 tuổi. Từ khi kết hôn, vợ chồng tôi góp vốn làm ăn, có mua được vài mảnh đất. Nay con trai tôi sắp lấy vợ nên tôi muốn cho con trai vài mẩu đất sau này cưới vợ rồi làm ăn nuôi con cháu. Tôi muốn hỏi tôi có thể làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho con bằng lời nói hay không?”
Giải đáp:
Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, khi tặng cho quyền sử dụng đất, hợp đồng phải được công chứng, chứng thực.
Trường hợp này, anh Long muốn tặng cho đất cho con trai thì cần phải lập hợp đồng tặng cho và tiến hành công chứng chứng thực thì việc tặng cho mới được pháp luật công nhận.
Như vậy, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải được lập thành văn bản và có công chứng chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì mới được xem là hợp pháp.
Thủ tục sang tên sổ đỏ là một thủ tục rất quan trọng vì giá trị tài sản cao, để tránh xảy ra sai sót và các tranh chấp phát sinh không đáng có, pháp luật phải rào trước các quy định liên quan đến hình thức của việc tặng cho, chuyển giao đất. Thủ này này khá phức tạp và dễ có thiếu sót về hồ sơ, bạn đọc nếu gặp phải có khó khăn về hồ sơ thủ tục vui lòng liên hệ BannhaTanBinh để được hỗ trợ.
Bố mẹ có đòi lại được đất khi đã sang tên cho con không?
Chị Kim (Đà Lạt) có câu hỏi như sau:
“Xin chào, trước đây tôi có làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con tôi để con tôi có vốn làm ăn, có công chứng hợp chứng thực, cũng đã làm bìa sổ đỏ. Nhưng từ khi có đất, con tôi lại đổ đốn ăn chơi, tiêu phá tài sản. Tôi sợ con tôi sẽ bán mảnh đất này và dùng tiền ăn chơi nên muốn lấy lại đất, tôi muốn hỏi mình có thể đòi lại đất khi đã sang tên cho con hay không?”
Giải đáp:
Thủ tục sang tên theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng tặng cho được công chứng, chứng thực. Hợp đồng tặng cho tài sản theo Điều 562 BLDS 2015 được định nghĩa là thỏa thuận giữa các bên trong đó bên tặng cho giao tài sản của mình, chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù và bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 503 BLDS 2015 quy định việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật Đất đai. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 459 BLDS 2015 quy định hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ khi thời điểm đăng ký, nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì có hiệu lực từ khi chuyển giao tài sản.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất khi thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai.
Trong trường hợp của chị Kim, hợp đồng tặng cho đã thực hiện công chứng chứng thực, về cơ bản, hợp đồng tặng cho của chị Kim đã đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho, như vậy hợp đồng đã có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì bên nhận tặng cho cụ thể là con trai chị Kim được toàn quyền quyết định đối với tài sản này và hiển nhiên chị Kim không có quyền đòi lại.
Tuy nhiên, nếu chị Kim chứng minh được giao dịch có các dấu hiệu vi phạm điều kiện có hiệu lực theo Điều 117 BLDS 2015, cụ thể:
- Chủ thể xác lập giao dịch có năng lực hành vi dân sự phù hợp
- Việc tham gia giao dịch là hoàn toàn tự nguyện
- Mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu thuộc các trường hợp trên theo Điều 131 BLDS 2015 là các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không thể trả bằng hiện vật thì quy ra thành tiền để trả.
Như vậy, chị Kim nếu chứng minh được giao dịch tặng cho của mình vi phạm một trong các điều kiện về hình thức kể trên thì có khả năng đòi lại đất.
Trường hợp nếu chị Kim tặng cho đất con trai là hợp đồng tặng cho có điều kiện, theo Điều 462 BLDS 2015, bên tặng cho có quyền yêu cầu bên nhận tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ (không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của luật) trước hoặc sau khi tặng cho. Nếu con trai chị Kim không hoàn thành nghĩa vụ theo thỏa thuận thì chị có quyền đòi lại tài sản.
Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký chuyển, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước thì việc chuyển nhượng được xem là có hiệu lực, hợp đồng cũng đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo quy định thì ba mẹ không có quyền đòi lại quyền sử dụng đất. Nhưng nếu chứng minh được giao dịch không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo quy định BLDS, Luật Đất đai thì có thể yêu cầu đòi lại tài sản.
>> Xem thêm bài viết: Chi phí sang tên sổ đỏ 2023 là bao nhiêu tiền?
>> Xem thêm bài viết: Sang tên sổ đỏ 2023 mất bao lâu? Cách xử lý khi chậm sang tên sổ đỏ?