Điều kiện sang tên sổ đỏ thừa kế là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật. Vậy sang tên sổ đỏ thừa kế là gì? Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện sang tên sổ đỏ thừa kế?
Bài viết dưới đây của Bannhatanbinh sẽ cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề điều kiện sang tên sổ đỏ thừa kế để bạn đọc có thể dễ dàng áp dụng vào thực tiễn. Mọi thắc mắc của bạn đọc về vấn đề trên vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 0989 19 98 98 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Các hàng thừa kế theo pháp luật hiện nay
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, các hàng thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Theo đó, những người thừa kế trong cùng một hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Trong trường hợp những người trong hàng thừa kế trước đó chết, không có quyền hưởng thừa kế, bị truất quyền hoặc từ chối nhận thừa kế thì những người ở hàng thừa kế sau sẽ được hưởng di sản thừa kế.
Điều kiện sang tên sổ đỏ thừa kế mới nhất năm 2023
Sang tên sổ đỏ thừa kế có thể hiểu là người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất. Theo đó, người sử dụng đất muốn sang tên sổ đỏ thừa kế phải đáp ứng các điều kiện sang tên sổ đỏ thừa kế quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Ngoài những điều kiện trên thì khi sang tên sổ đỏ thừa kế, người sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 Luật Đất đai 2013. Lưu ý việc thừa kế quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
– Không đủ điều kiện chuyển nhượng, tặng cho đất theo Điều 188 Luật Đất đai 2013;
– Thuộc các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất theo Điều 191 Luật Đất đai 2013, bao gồm:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
+ Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
+ Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Như vậy, nếu không đủ các điều kiện chung quy định tại Điều 188 Luật Đất đai hoặc thuộc 1 trong 4 trường hợp quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân sẽ không được nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Người thừa kế có được từ chối nhận sang tên sổ đỏ không?
Chị Lan Anh (Bình Định) có câu hỏi thắc mắc như sau:
“Xin chào, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:
Cha tôi vừa qua đời có để thừa kế cho tôi một mảnh đất tại Hoài Ân. Gia đình tôi ngoài tôi thì còn 3 anh chị em nữa, trong đó em trai út của tôi đã mất khả năng lao động. Nay tôi không muốn nhận di sản thừa kế của cha để lại mà muốn để phần di sản đó cho em trai tôi thì có được không ạ?”
Giải đáp:
Căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, chỉ loại trừ trường hợp từ chối để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người khác.
Theo đó đối với trường hợp của chị Lan Anh, chị muốn từ chối nhận mảnh đất thừa kế vì lý do muốn nhường lại cho em trai đang mất khả năng lao động. Việc từ chối nhận di sản này không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản khác như trả nợ…, do đó chị có quyền từ chối nhận di sản này, theo đó chị được từ chối nhận sang tên sổ đỏ đối với mảnh đất thừa kế do cha chị để lại.
Lưu ý khi từ chối nhận di sản chị phải lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết và việc từ chối nhận này phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
>> Xem thêm bài viết: Thủ tục sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất
>> Xem thêm bài viết: Sang tên sổ đỏ không chính chủ có được không?