
Tại sao cần có mẫu đặt cọc mua nhà? Những lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là gì? Để giải đáp những thắc mắc trên chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tại sao cần có mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà?
– Theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật dân sự 2015 thì khái niệm đặt cọc mua bán nhà đất được quy định cụ thể như sau:
– Đặt cọc là việc một bên (gọi là bên đặt cọc) giao một khoản tiền hoặc kim loại quý (vàng, bạch kim…), đá quý hoặc đồ vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) cho bên kia (gọi là bên nhận đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao dịch.
Trường hợp mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà được giao kết, thực hiện thì khoản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Nếu bên đặt cọc từ chối giao dịch, không thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao dịch, không thực hiện hợp đồng thì phải trả tài sản đặt cọc hoặc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy hợp đồng đặt cọc có mục đích đảm bảo tính khả thi của giao dịch cũng như ràng buộc quyền lợi giữa bên mua và bên bán một cách minh bạch.
Tải mẫu giấy hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản tại đây
Những lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Khi làm mẫu đặt cọc mua nhà chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Hợp đồng bị vô hiệu khi nào?
– Hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản đã có đủ điều khoản pháp lý nhưng chúng ta cần xem xét các yếu tố sau để tránh trường hợp bị vô hiệu khi ký hợp đồng:
- Chủ thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phù hợp với hoạt động giao dịch được đưa ra.
- Chủ thể phải tự nguyện thực hiện giao dịch dân sự đó.
- Mục đích của nội dung giao dịch dân sự không được vi phạm các điều cấm trong luật pháp và không được trái với đạo đức xã hội.
– Như vậy, nếu như mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà không đáp ứng được các điều kiện về chủ thể, hình thức và nội dung thì sẽ bị xem là vô hiệu.
Lưu ý khi điền mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc
Khi điền vào mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc phải đảm bảo đầy đủ và chính xác về thông tin cá nhân của người đặt cọc cũng như người nhận cọc. Đặc biệt thông tin về căn nhà cũng phải điền một cách chuẩn xác.
Số tiền giao nhận cọc phải ghi rõ ràng, cụ thể cùng đơn vị tính là tiền Việt Nam hay ngoại tệ. Ngoài ra theo quy định có trong Luật Dân sự thì tài sản dùng để đặt cọc có thể là những loại kim loại quý, đá quý hay vật phẩm có giá trị khác như kim cương, vàng…
Những thông tin quan trọng khi làm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
– Những thông tin quan trọng khi làm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất chúng ta cần xem xét cụ thể như sau:
Thông tin cá nhân của bên đặt cọc và nhận đặt cọc
- Liệt kê đầy đủ và chính xác những thông tin như họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, số CMND hoặc Căn cước, hộ khẩu thường trú của hai bên.
- Khoản đặt cọc ghi trên hợp đồng tính bằng đơn vị tiền tệ là VNĐ hay tài sản gì khác tương đương.

Thông tin cá nhân của hai bên phải được điền đầy đủ và chính xác
Thông tin nhà đất
– Nhà đất được mua bán phải có giấy tờ pháp lý rõ ràng. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán cho xem Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc nhà ở và tài sản khác có liên quan trên đất. Bên mua cần chú ý kiểm tra đầy đủ các thông tin liên quan như:
- Diện tích có ghi số vào mẫu đặt cọc mua nhà đất.
- Dựa vào sổ đỏ hay sổ hồng để ghi những thông tin cần thiết.
- Tài sản trên đất kiểm tra xem bên bán có giấy chứng nhận hay giấy tờ liên quan gì không, nếu không có thì cần đi kiểm tra thực tế.
- Giá trị chuyển nhượng và khoản đặt cọc là bao nhiêu, hình thức thanh toán, thời gian…
- Công chứng mẫu giấy đặt cọc mua nhà.

Thông tin nhà đất phải minh bạch
Xem chi tiết trước khi làm hợp đồng: Cách đọc sơ đồ đất, xem sổ đỏ
Nộp thuế cho nhà nước
- Thuế thu nhập cá nhân do bên bán đóng hoặc có thể thỏa thuận tùy vào giao dịch mua bán.
- Thuế, tiền sử dụng nhà đất do bên bán đóng, trường hợp này cũng có thể thỏa thuận.
- Phí công chứng hợp đồng và các khoản phí khác bên mua nộp.

Quyền và nghĩa vụ phải được nêu rõ
Tiền đặt cọc
Theo quy định của Khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Dân sự năm 2015, tiền đặt cọc sẽ xử lý theo các trường hợp:
- Trường hợp giao dịch thành công, bên đặt cọc sẽ nhận được tổng giá trị mua bán trừ đi khoản đặt cọc trước đó.
- Trường hợp bên đặt cọc hủy giao dịch mua bán thì tiền đặt cọc thuộc về bên bán.
- Trường hợp bên nhận đặt cọc hủy giao dịch trả lại tiền đã nhận của bên đặt cọc và bồi thường một khoản bằng khoản đặt cọc trước đó.

Mọi điều khoản đều phải được thông qua hai bên
Tham khảo nhà thuê, nhà bán tại các khu vực:
- Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về mẫu đặt cọc mua nhà. Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất thật sự rất cần thiết trong xã hội hiện nay.
- Nếu có nhu cầu mua bán nhà đất nhưng vẫn còn băn khoăn hãy đến với Victoria Real để những hoạt động liên quan đến bất động sản diễn ra thật dễ dàng. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với Victory Real để được tư vấn ngay hôm nay.