Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của quý khách hàng. Đặc biệt là chia di sản thừa kế khu vực Tân Bình, TP.HCM. Với nhiều vấn đề cần được hiểu rõ để quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân được đảm bảo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin về chia thừa kế theo pháp luật, khi nào được hưởng di sản và trình tự thừa kế.
1. Thừa kế theo pháp luật là gì?
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015)
2. Các trường hợp được thừa kế theo pháp luật:
Không có di chúc:
Những trường hợp sau đây được xem là không có di chúc:
– Người có tài sản chết mà không lập di chúc, hoặc có lập nhưng chính họ đã tiêu hủy hoặc tuyên bố bỏ di chúc đã lập.
– Người chết có để lại di chúc nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế di chúc đã bị thất lạc hoặc đã bị hư hại đến mức không thể hiện đầy đủ ý chí của người lập di chúc đó và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc (Theo Khoản 1, Điều 642 Bộ Luật Dân Sự 2015)
Di chúc không hợp pháp
Di chúc không hợp pháp là di chúc vi phạm quy định về Điều kiện hợp pháp của di chúc. Di chúc không hợp pháp sẽ không làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc. Tùy theo từng vi phạm để xác định di chúc đó vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu một phần.
– Di chúc vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015; di chúc do người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà không lập thành văn bản và không được sự đồng ý của cha, me, người giám hộ; hoặc di chúc do người dưới 15 tuổi lập ra; di chúc do người bị bạn chế về thể chất hoặc không biết chữ lập. Trong những trường này, toàn bộ di sản của người lập di chúc sẽ được chia cho người thừa kế theo pháp luật.
– Di chúc bị vô hiệu một phần nếu nội dung của nó chỉ có 1 phần không hợp pháp, và phần không hợp pháp không ảnh hưởng đến hiệu lực của những phần còn lại. Trong trường hợp này phần di sản liên quan đến phần di chúc có hiệu lực sẽ được chia theo di chúc và chia theo pháp luật phân di sản bị vô hiệu.
Không có người thừa kế
– Nếu toàn bộ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng với thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Thì toàn bộ di sản của người lập di chúc được dịch chuyển toàn bộ cho người thừa kế theo pháp luật của người đó.
– Nếu chỉ một hoặc một trong số người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp dụng chia theo pháp luật.
Người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản thừa kế
Áp dụng chia di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản khi khi họ thực hiện những hành vi tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.
Nếu toàn bộ người được hưởng thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản thì chia toàn bộ phần di sản theo pháp luật. Nếu trong hoặc 1 số người không được hưởng di sản thì chỉ chia phần di sản liên quan đến phần không được hưởng đó.
Truất quyền thừa kế:
Là trường hợp Người để lại di sản chỉ định rõ ai là người được hưởng di sản và ai là người không được hưởng di sản của mình mà không cần để lại bất cứ lý do gì ngoại trừ một số trường hợp sau vẫn được hưởng hai phần ba suất của một người nếu di sản được chia theo pháp luật:
– Người chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
– Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
Thừa kế thế vị:
Theo Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Thừa kế thế vị dựa trên những căn cứ sau:
– Con, cháu của người để lại di sản chết trước hoặc cùng với người để lại di sản
– Con của người để lại di sản có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ nếu còn sống vào thời điểm bố, mẹ chết. Nếu con là người bị tước quyền hưởng di sản thì cháu không được hưởng thừa kế thế vị thay cha, mẹ của cháu đối với di sản của ông, bà.
3. Người thừa kế theo pháp luật:
Căn cứ theo Điều 651 Bộ Luật Dân Sự 2025 di sản của người chết sẽ được chia theo các hàng thừa kế như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trình tự chia thừa kế:
– Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
– Con nuôi và cha, me nuôi được thừa kế di sản của nhau và cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và cũng được áp dụng quy định về thừa kế thế vị
-Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được áp dụng quy định về thừa kế thế vị
– Vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người sống vẫn được thừa kế di sản.
– Vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
4. Dịch vụ pháp lý:
Với đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm về pháp lý Bất Động sản, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý Khách hàng khi có nhu cầu thực hiện các dịch vụ về pháp lý nhà đất. Đặc biệt chúng tôi MIỄN PHÍ DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ NHÀ ĐẤT.
Liên hệ ngay: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN VICTORY REAL
Địa chỉ: 8-10 Nguyễn Bá Tuyển, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hottline: 0345316412_Ms.Ngọc
Email: thuky.victoryreal@gmail.com