Sang tên sổ đỏ không chính chủ là một trong những vấn đề được người dân quan tâm khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bởi trên thực tế không phải lúc nào người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng có thể tìm được chủ cũ để thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ.
Vậy khi không tìm được chủ cũ thì người nhận chuyển nhượng có thể sang tên sổ đỏ không? Thủ tục sang tên sổ đỏ không chính chủ được thực hiện như thế nào?
Bài viết dưới đây của Bannhatanbinh sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin để bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi trên? Mọi thắc mắc của bạn đọc về vấn đề trên vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 0989 19 98 98 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Sang tên sổ đỏ là gì?
Sang tên sổ đỏ là cách gọi thông thường của người dân để chỉ cho thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp bên bán hoặc bên mua không đủ điều kiện được quy định trong Luật Đất đai 2013 thì không thể thực hiện sang tên sổ đỏ.
Điều kiện chung để được sang tên sổ đỏ được quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:
“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Ngoài các điều kiện nêu trên, để được sang tên sổ đỏ thì không được thuộc các trường hợp quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013, bao gồm:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”
Kết quả sang tên Sổ đỏ được thể hiện trong 2 trường hợp sau: Người nhận chuyển nhượng, tặng cho được cấp sổ đỏ mới đứng tên mình hoặc người nhận chuyển nhượng, tặng cho không được cấp sổ đỏ mới. Nếu không được cấp sổ đỏ, thông tin chuyển nhượng, tặng cho được thể hiện tại trang 3, trang 4 của, lúc đó người nhận chuyển nhượng, nhận tặng vẫn có đầy đủ quyền.
Sang tên sổ đỏ không chính chủ có được không?
Anh Thái (Long An) có thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn như sau:
“Cho tôi hỏi như sau: Vào tháng 1 năm 2023, anh tôi có chuyển nhượng cho tôi một mảnh đất tại Long An. Tuy nhiên, lúc trước anh tôi mua mảnh đất này vào năm 2010 nhưng chưa làm thủ tục sang tên, chỉ có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng, bây giờ người đứng tên trên mảnh đất đã ra Bắc sinh sống, cũng không biết họ ở đâu để đi tìm.
Trong trường hợp này anh tôi có được chuyển quyền sử dụng đất cho tôi không?”
>>> Thắc mắc việc sang tên sổ đỏ không chính chủ, gọi ngay 0989 19 98 98
Chào anh Thái, dựa trên quy định hiện hành, chúng tôi xin được giải đáp cho anh như sau:
Điều kiện chung để chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:
“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Ngoài ra, trong trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Theo đó, mảnh đất anh trai của anh mua vào năm 2010, chưa làm thủ tục sang tên, hiện tại không biết chủ cũ đang ở đâu và chỉ có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công chứng. Như vậy anh trai anh chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho anh vì chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, anh trai anh cần làm thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không cần người chủ cũ có mặt như sau:
– Anh trai anh sẽ nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở UBND xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu không rõ địa chỉ của người bán thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp, chi phí do anh trai anh chi trả;
– Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận đã cấp và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới cho anh trai anh.
Như vậy, không cần có mặt chủ cũ thì anh trai anh vẫn có thể làm thủ tục sang tên sổ đỏ không chính chủ, trước hết là thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh trai anh có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất cho anh theo quy định pháp luật, lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng chứng thực theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 và anh có thể làm thủ tục sang tên sổ đỏ hợp pháp.
Sang tên sổ đỏ khi không tìm được chủ cũ có được không?
Căn cứ Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định như sau:
– Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển quyền trước ngày 01/01/2008 mà đất đó chưa được cấp Giấy chứng nhận thì thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ; cơ quan tiếp nhận không được yêu cầu người nhận chuyển quyền nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất.
– Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển quyền trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất thì thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2014 đến nay:
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực.
Như vậy nếu bên nhận chuyển nhượng có hợp đồng chuyển nhượng được công chứng, chứng thực thì có thể chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục sang tên theo đúng quy định. Nếu bên nhận chuyển nhượng không có hợp đồng chuyển nhượng được công chứng, chứng thực thì giải quyết như sau:
Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất là thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đất chuyển nhượng qua nhiều người mà không làm thủ tục sang tên, có hợp đồng chuyển nhượng nhưng không được công chứng, chứng thực thì giải quyết như sau:
+ Theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch chuyển quyền sử dụng đất đã được xác lập bằng văn bản nhưng chưa công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Khi đó, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
+ Người đang sử dụng đất cần liên hệ với người đang đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để yêu cầu lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau đó công chứng chứng thực, khai thuế, đóng các khoản lệ phí theo quy định. Sau đó chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác. Trong trường hợp này nếu như không tìm được chủ cũ thì không thể thực hiện sang tên sổ đỏ.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Bannhatanbinh về việc sang tên sổ đỏ không chính chủ – không tìm được chủ cũ. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thể giải đáp thắc mắc về việc có được sang tên sổ đỏ khi không tìm được chủ cũ không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy kết nối ngay đến với chúng tôi để được chúng tôi qua hotline 0989 19 98 98 hỗ trợ nhanh chóng nhất.