Phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở 2023 là bao nhiêu? Điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở 2023 là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở 2023? Có phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở không? Đây là những câu hỏi mà Bán nhà Tân Bình đã nhận được trong thời gian qua. Bài viết sau đây của Bán nhà Tân Bình sẽ giải đáp các thắc mắc trên của khách hàng như sau:
Điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở 2023 là gì?
Khi người dân chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở (chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp) sẽ thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về phía cơ quan có thẩm quyền, thì căn cứ để xem xét cho phép chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở được ghi nhận tại Điều 52 Luật Đất đai, cụ thể đó là các căn cứ sau:
- Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với căn cứ này, người dân cần có sự kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nơi có đất để xem diện tích đất trồng lúa mà mình có ý định chuyển mục đích sử dụng có nằm trong phạm vi diện tích đất được phép chuyển đổi sang đất ở hay không.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Sau khi người dân đã thực hiện kiểm tra kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và diện tích đất trồng lúa của mình thuộc phạm vi được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, thì lúc này người sử dụng đất sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, điều kiện quan trọng để có thể thực hiện bước nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền là phụ thuộc vào nội dung trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện có đề cập đến diện tích đất trồng lúa mà người dân muốn chuyển mục đích sử dụng hay không. Do đó, khi có nhu cầu chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở, người dân cần liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương để tìm hiểu về kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nơi có thửa đất nhằm có thông tin chính xác và cụ thể nhất.
Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở 2023?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở 2023 để được xem là hợp pháp thì phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xem xét cho phép chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở? Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở được quy định tại Điều 59 Luật Đất đai như sau:
- Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
- Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trong trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.
Như vậy, hai cơ quan nhà nước ở địa phương có thẩm quyền giải quyết việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất. Pháp luật cũng quy định hai cơ quan có thẩm quyền nêu trên không được phép ủy quyền cho các cơ quan khác thực hiện việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của người dân nhằm đảm bảo sự thống nhất, rành mạch và rõ ràng trong thẩm quyền.
Phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở 2023 là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 57 Luật Đất đai, khi thực hiện việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở, thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cụ thể là nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở 2023.
Liên quan đến phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở được xác định theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP:
– Thứ nhất, người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp (bao gồm đất trồng lúa) tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp:
- Chuyển đất trồng lúa từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định sang làm đất ở;
- Chuyển đất trồng lúa từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.
– Thứ hai, người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp (bao gồm đất trồng lúa) được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.
Có phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở không?
Theo quy định của pháp luật đất đai, khi người dân thực hiện việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cụ thể là nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Ngoài ra, người sử dụng đất còn phải thực hiện thêm nghĩa vụ nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở. Có thể thấy rằng, nghĩa vụ này được đặt ra nhằm góp phần thực hiện tốt chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa mà Nhà nước và pháp luật đã đề ra. Theo cơ sở pháp lý tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 18/2016/TT-BTC, thì mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được xác định cụ thể như sau:
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = Tỷ lệ phần trăm (%) x diện tích x giá của loại đất trồng lúa.
Trong đó:
– Tỷ lệ phần trăm (%): Số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%;
– Diện tích: Là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
– Giá của loại đất trồng lúa: Tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Có thể thấy, khi thực hiện việc đổi đất trồng lúa sang đất ở, thì thông thường người dân sẽ thực hiện nộp tiền sử dụng đất, và ngoài ra có thể nộp thêm khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định.
Như vậy, Bán nhà Tân Bình đã trình bày cụ thể về phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở năm 2023 theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đọc còn gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu vấn đề trên, vui lòng nhấc máy gọi ngay số 0989 19 98 98 để được hỗ trợ chính xác nhất!