Trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 2023? Thẩm quyền, lệ phí, thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 2023 được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Bán nhà Tân Bình sẽ giải đáp các thắc mắc trên của khách hàng như sau:
Trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 2023
Trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép (còn gọi là thủ tục đăng ký biến động đất đai) được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT cùng các văn bản pháp luật có liên quan. Theo đó trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Các giấy tờ cần chuẩn bị: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ sau liên quan đến việc xác định nghĩa vụ nghĩa vụ tài chính… thì người sử dụng đất tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Việc nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép được thực hiện như sau:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:
- Có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chuyển hồ sơ trên đến Văn phòng đăng ký đất đai xem xét, giải quyết.
- Ngoài ra, có thể nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trong trường hợp địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.
- Đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Có thể nộp hồ sơ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh trong trường hợp địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.
Ngoài ra, trong trường hợp ở địa phương nơi có đất đã tổ chức bộ phận một cửa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính, thì các cơ quan có thẩm quyền nêu trên sẽ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Biên nhận cho người nộp hồ sơ (biên nhận sẽ ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định). Còn trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Xem xét và giải quyết hồ sơ
Theo quy định, khi hồ sơ được tiếp nhận đã hợp lệ, thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện những công việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ;
- Xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết;
- Xác nhận vào Đơn đăng ký;
- Xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).
Liên quan đến việc xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép, thì cơ quan thuế và cơ quan tài chính sẽ thực hiện những công việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến; đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xem xét, bổ sung thông tin trong trường hợp phát hiện có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
- Tiếp nhận thông tin về các khoản người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp do cơ quan tài chính chuyển đến (nếu có);
- Xác định nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí liên quan đến quản lý, sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép;
- Phát hành thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất theo quy định, và sau đó gửi đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để chuyển đến người sử dụng đất.
Bước 4: Trao kết quả cho người sử dụng đất
Sau khi đã xem xét và giải quyết xong, cơ quan có thẩm quyền (Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) sẽ thực hiện việc trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết, thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do đến người sử dụng đất.
Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 2023
Đối với thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 2023, thì bao gồm hai trường hợp cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai);
- Cơ quan phối hợp để xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất: Cơ quan thuế, cơ quan tài chính.
Thứ hai, đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép: Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai);
- Cơ quan phối hợp để xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất: Cơ quan thuế, cơ quan tài chính.
Lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 2023 là bao nhiêu?
Khi thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền, thì người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định. Theo đó sẽ phát sinh nghĩa vụ nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai của người sử dụng đất.
Về cách xác định lệ phí nêu trên sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, đặc thù của từng địa phương để quy định mức thu lệ phí cho phù hợp.
Ví dụ: Trên địa bàn tỉnh An Giang, căn cứ theo quy định của Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai được xác định như sau:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường, thị trấn là 15.000 đồng/lần; tại khu vực khác là 5.000 đồng/lần;
- Đối với tổ chức là 20.000 đồng/lần.
Ngoài ra, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang cũng đề cập đến các đối tượng miễn thu lệ phí
- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; Thương binh, bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được tặng Huân chương Kháng chiến hạng I hoặc Huân chương Chiến thắng hạng I;
- Hộ nghèo và cận nghèo (có sổ).
Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 2023
Liên quan đến thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nói chung và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 2023 nói riêng, thì điểm b khoản 1 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Người dân cũng cần lưu ý về thời gian giải quyết sẽ không tính đến các thời gian sau:
- Thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại cấp xã trong trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất;
- Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
- Thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật;
- Thời gian trưng cầu giám định.
Như vậy, Bán nhà Tân Bình đã trình bày cụ thể về trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 2023, cùng với các nội dung liên quan đến trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép như: Thẩm quyền, lệ phí, thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 2023. Nếu bạn đọc còn gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu vấn đề trên, vui lòng nhấc máy gọi ngay số 0989 19 98 98 để được hỗ trợ chính xác nhất!
>> Xem thêm: Hết thời hạn sử dụng đất thì sao?
>> Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển mục đích sử dụng năm 2023?